fbpx

Những yếu tố cơ bản khi quyết định mở quán cà phê

Mở quán cà phê hiện đang là xu hướng chung của các bạn trẻ muốn lập nghiệp. Với mong muốn kinh doanh quán cafe để kiếm thêm thu nhập, thỏa mãn đam mê, niềm yêu thích kinh doanh của mình. Thegioimaypha sẽ gợi ý cho các bạn những bước cơ bản giúp bạn kinh doanh mở một quán café.

1. Xác định vốn

Khi bạn dự định mở quán cà phê, điều đầu tiên bạn phải tiêu tốn vốn đầu tư là bao nhiêu? 100 triệu, 200, 300 triệu … Nguồn vốn huy động từ đâu? Từ bản thân, bạn bè, gia đình hoặc người thân khác. 

Chi phí đầu tư bao gồm: Chi phí đặt cọc mặt bằng, tiền thuê mặt bằng trong thời gian thi công, chi phí thiết kế và thi công, sửa chữa quán, chi phí các vật dụng, chi phí nhân công trong giai đoạn chuẩn bị, chi phí marketing, chi phí nguyên vật liệu pha chế, thức ăn…

Ngoài ra, bạn cần dự phòng thêm phần chi phí hoạt động trong thời gian đầu và chưa có lãi. Ví dụ, bạn có 500 triệu, bạn nên đầu tư 350 triệu vào chi phí đầu tư, còn 150 triệu để dự phòng cho chi phí hoạt động 2-3 tháng đầu, nếu không bạn sẽ khó khăn rất nhiều trong thời gian đầu.

2. Xác định mô hình kinh doanh (nghiên cứu thị trường)

Nghiên cứu thị trường và các mô hình kinh doanh gần khu vực mà bạn cần mở quán để nắm bắt nhu cầu của khách hàng làm cơ sở để xác định mô hình quán cà phê.

Xác định đối tượng khách hàng của Bạn là ai?. Là sinh viên, nhân viên văn phòng, tuổi teen, giới trẻ, trung niên…

Từ đối tượng khách hàng mà bạn nhắm đến sẽ nền tảng để bạn định hướng sản phẩm và dịch vụ cho mô hình quán cà phê của bạn như: Mô hình cà phê cổ điển, cà phê sách, cafe DJ dành cho giới trẻ , cafe âm nhạc – Phòng trà hát cho nhau nghe, cà phê sân vườn …Vì vậy bạn cần phải xác định rõ đối tượng khách hàng và mô hình kinh doanh ngay từ những ngày đầu.

Những yếu tố cơ bản khi quyết định mở quán cà phê

3. Nên tự đầu tư thương hiệu hay nhượng quyền

Ưu điểm của thương hiệu nhượng quyền

Giúp chủ đầu tư có thể tiến hành kinh doanh luôn mà không phải mất quá nhiều thời gian, công sức và tiền bạc trong quá trình xây dựng thương hiệu.

Thương hiệu đã có trên thị trường, được nhiều người đón nhận, không những thế còn có nhóm đối tượng riêng, công thức pha chế sẵn có. 

Rất thích hợp với những chủ đầu tư chưa có nhiều kinh nghiệm, điều này hạn chế được những rủi ro không đáng có. 

Hệ thống sổ sách, tài chính kinh doanh được thực hiện theo một chuẩn mực có sẵn

Được hỗ trợ chương trình quảng cáo, tiếp thị và khuyến mãi từ chính thương hiệu cho nhượng quyền.

Nhược điểm của thương hiệu nhượng quyền

Phải chia sẻ rủi ro với các cơ sở trong chuỗi hay thương hiệu cùng nhượng quyền nếu làm ăn thất bại. 

Không chủ động, bị phụ thuộc và đặc biệt là khả năng sáng tạo của bạn sẽ bị giới hạn khi xây dựng chiến lược  quảng cáo, marketing cho quán.

Phải cạnh tranh với nhiều cơ sở khác trong cùng hệ thống nhượng quyền.

Mỗi mô hình kinh doanh đều có những thuận lợi và khó khăn riêng. Do đó, tùy thuộc vào chủ đầu tư mà việc có nên kinh doanh nhượng quyền.

4. Lựa chọn mặt bằng mở quán cafe

Mặt bằng, địa điểm luôn là yếu tố quyết định dẫn tới thành công của quán cafe. Khi có ý tưởng và phong cách của quán, các bạn nên chú ý tìm địa điểm đặt quán sao cho phù hợp.

Ví dụ: Café dành cho công sở thì địa điểm đặt phải ở gần các cơ quan, công ty và các trung tâm nơi mà các nhân viên văn phòng thường đi qua hay là nơi dễ dàng để gặp gỡ khách hàng. Nếu bạn có nhà để mở quán thì yên tâm, nhưng nếu bạn phải đi thuê thì cần chú ý là thời gian thuê phải dài để có thời gian thu hút khách và kiếm đủ tiền để hoàn vốn đầu tư (Ít nhất từ 3 năm trở lên).

Tuy nhiên các bạn phải đầu tư thời gian để tìm kiếm việc lựa chọn mặt bằng kinh doanh. Nếu được, hãy nắm bắt cơ hội và nhanh chóng đàm phán thỏa thuận làm hợp đồng chi tiết với chủ nhà ,triển khai đăng ký giấy phép kinh doanh; Khi lựa chọn mặt bằng, Bạn lưu ý chỗ gửi xe, vấn đề này thường rất khó khăn trong trung tâm thành phố.

5. Thiết kế và thi công quán cà phê

Sau khi đã có được mặt bằng, bạn nên dành nhiều thời gian để đưa ra cách thiết kế không gian, nội thất quán sao cho phù hợp với diện tích và phong cách của quán. Bạn cần tìm công ty thiết kế chuyên về thiết kế quán và nói cho họ biết ý tưởng và phong cách, việc còn lại là của họ, với chuyên môn kỹ thuật họ sẽ nhanh chóng đưa cho bạn mẫu thiết kế phù hợp.

Bên cạnh đó, để làm nổi bật phong cách cũng như nội thất của bạn, tạo một không gian đẹp, bạn nên chú ý trang trí quán sao cho phù hợp. Bạn có thể dùng các bức 3D, tranh sơn dầu hay vẽ tranh tường để trang trí sao cho phù hợp.

6. Mua sắm trang thiết bị, vật dụng cần thiết

Trong thời gian thi công, bạn nên liệt kê các trang thiết bị như: Máy xay, máy pha cà phê, tủ đông, tủ mát, máy tính tiền… các dụng cụ: ly, tách, dụng cụ pha chế, chén, dĩa… và nguyên  liệu: cà phê, sirup, nước ngọt…, sau đó tìm đơn vị cung cấp giá mềm và lâu dài cho bạn.

Máy pha cà phê

  • Máy pha cà phê casadio Dieci A2 2 Group, xuất xứ Italy, công suất 300 – 400 ly/ ngày giá chỉ từ 39 triệu – xem thêm.
  • Máy pha cà phê Nuova Simonelli Appia, xuất xứ Italy, công suất 300- 350 ly/ngày giá chỉ từ 45 triệu – xem thêm.
  • Máy pha cà phê Expobar, xuất xứ Tây Ban Nha, công suất 300 – 350 ly/ ngày giá từ 37 triệu – xem thêm

Những yếu tố cơ bản khi quyết định mở quán cà phê

7. Tuyển dụng nhân sự

Quản lý: Người quản lý là người thay bạn quán xuyến toàn bộ quán: điều hành quán, quản lý nhân viên, và giải quyết các công việc có liên quan đến nội bộ… cho nên cần phải tìm người  quản lý tin cậy. 

Pha chế: Bạn cần có người pha chế đồ uống chuyên nghiệp và đẹp mắt vì khi khách cảm thấy hài lòng, và hợp túi tiền, khách sẽ thường xuyên quay lại hơn.

Phục vụ: Tùy diện tích quán mà bạn sẽ chọn cho mình các em sinh viên làm bán thời gian, hoặc có thể tuyển dụng trên các trang tuyển dụng. Nếu chăm chỉ, phục vụ tốt sẽ được khen thưởng, vì việc phục vụ rất quan trọng đến việc kinh doanh lâu dài của quán, thái độ nhân viên phục vụ mất thiện cảm, ít tươi cười với khách sẽ khiến người khách ấy không quay lại vào lần sau.

Lễ tân: Có thể lựa chọn những bạn có ngoại hình ưa nhìn vì vẻ đẹp thường được đánh giá đầu tiên.

Bảo vệ: Nên tuyển người tin cậy, có thể trông coi quán, và giữ xe tốt, có thái độ tôn trọng và lịch sự với khách hàng.

Nhân viên tạp vụ: Siêng năng, có trách nhiệm, đúng giờ.

8. Quảng bá, tiếp thị cho quán cà phê

Đặt tên cho quán: Bạn chọn tên quán cà phê phù hợp với mô hình, phong cách của nó. Ví dụ, quán cà phê theo phong cách hiện đại, nên đặt tên quán bằng tiếng Anh như: Highland, Milano, Queen, …; quán cà phê sân vườn, nên đặt tên quán bằng tiếng Việt: Miền Đồng Thảo, Du Miên, Thủy Mộc,…

Điều lưu ý thứ hai là hệ thống nhận diện thương hiệu cho quán, bao gồm: bảng hiệu, menu, name card, fanpage…

Nên có chương trình thu hút khách hàng trong ngày khai trương: chương trình văn nghệ, quà tặng, uống miễn phí,… Đồng thời quảng cáo trên Facebook và mạng xã hội khác. Có nhiều chương trình chăm sóc khách hàng quen thuộc: thẻ ưu đãi với khách hàng thường xuyên ghé quán, …

Comments are closed.

08.99999.419